Những ngành nghề nào đang được tuyển dụng nhiều nhất?

Nhà tuyển dụng quan tâm đến vấn đề nào nhất khi xem xét hồ sơ ứng viên? Họ thường phàn nàn chất lượng ứng viên ở những điểm nào, đâu là thiếu sót không thể chấp nhận?

Ông Bùi Ngọc Quốc Hưng – Giám đốc Điều Hành Vietnam – đã chia sẻ một số thông tin tuyển dụng trực tuyến. Hãy cùng chúng tôi theo dõi phần trả lời phỏng vấn sau:
Thưa ông, thực tế thị trường hiện nay đang cần nhiều nhân lực thuộc lĩnh vực nào?
Hiện tại, 10 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng trực tuyến cao nhất trên trang CareerBuilder.vn theo thứ tự từ cao nhất đến thấp nhất là: (1) Bán hàng/ Kinh doanh, (2) Tiếp thị & Marketing, (3) CNTT – Phần mềm, (4) Hành chính/ Thư ký, (5) Cơ khí/ Ô tô/ Tự động hóa, (6) Kế toán/ Kiểm toán, (7) Sản xuất/ Vận hành sản xuất, (8) Điện/ Điện tử/ Điện lạnh, (9) Dịch vụ khách hàng, (10) CNTT/ Phần cứng/ Mạng. Trong đó, nhu cầu tuyển dụng trong ngành Bán hàng/ Kinh doanh cao gần gấp đôi so với ngành thứ 2 liền kề là Marketing.
Trong khi đó, xu hướng lựa chọn nghề nghiệp và ứng tuyển của các bạn sinh viên mới ra trường thì lại có khác đôi chút. Tôi cung cấp cho các bạn danh sách 10 lĩnh vực được ứng tuyển trực tuyến cao nhất trên trang.vn: (1) Bán hàng/ Kinh doanh, (2) Kế toán/ Kiểm toán, (3) Hành chính/ Thư ký, (4) Tiếp thị & Marketing, (5) Cơ khí/ Ô tô/ Tự động hóa, (6) Nhân sự, (7) Điện/ Điện tử/ Điện lạnh, (8) Chăm sóc khách hàng, (9) Sản xuất/ Sản xuất vận hành, (10) Tài chính/ Đầu tư.

Xin ông cho biết những doanh nghiệp hoặc khối doanh nghiệp nào đang có nhiều vị trí kiến tập, thực tập dành cho sinh viên?
Hiện nay, các vị trí công việc thường cho phép nhận thực tập sinh thuộc ngành hàng bán lẻ, FMCG (tiêu dùng nhanh), công nghệ thông tin và tài chính ngân hàng.
Trên thực tế, nhà tuyển dụng và các doanh nghiệp hiện nay có còn đặt nặng vấn đề bằng cấp không?
Vấn đề bằng cấp luôn là điều kiện cần trong quá trình tuyển dụng nhân viên của hầu hết doanh nghiệp. Tuy nhiên, bằng cấp thôi thì chưa đủ. Bởi hiện nay có rất nhiều bạn ứng viên tốt nghiệp Đại học với số điểm tối ưu và xếp loại khá, giỏi vẫn không tìm được việc.
Các giấy tờ, bằng cấp, chứng nhận có nhất thiết phải được chứng thực và cung cấp ngay khi vừa gửi hồ sơ ứng tuyển?
Các giấy tờ, bằng cấp, chứng nhận không nhất thiết phải chứng thực và cung cấp cho nhà tuyển dụng ngay khi gửi hồ sơ ứng tuyển. Hiện nay, phương thức nộp hồ sơ ứng tuyển đã tiện lợi hơn trước đây rất nhiều bởi chúng được thực hiện thông qua mạng Internet là chủ yếu. Ứng viên chỉ cần tạo một Hồ sơ với các nội dung cần thiết mà nhà tuyển dụng đang quan tâm là được. Còn bằng cấp và giấy tờ liên quan sẽ cung cấp sau nếu nhà tuyển dụng yêu cầu hoặc khi được tuyển chọn.
Nhà tuyển dụng quan tâm đến vấn đề nào nhất khi xem xét hồ sơ ứng viên? Họ thường phàn nàn chất lượng ứng viên ở những điểm nào, đâu là thiếu sót không thể chấp nhận?
Thông thường, khi nhà tuyển dụng xem hồ sơ một ứng viên thì họ quan tâm nhất đến hai vấn đề đó là quá trình học vấn và kinh nghiệm làm việc hoặc năng lực chuyên môn.
Mỗi công việc sẽ có những đòi hỏi khác nhau về kiến thức, kỹ năng do đó những thiếu sót không thể chấp nhận được cũng khác nhau. Có thể lấy một ví dụ đơn giản, một ứng viên không có khả năng giao tiếp bằng tiếng Nhật thì không thể nào được chấp nhận cho một vị trí công việc ở một công ty Nhật Bản được.
Nhưng chung nhất, tôi tin nhiều nhà tuyển dụng sẽ đồng ý rằng họ không thể đánh giá cao một ứng viên không biết rõ về công việc mình đang ứng tuyển cũng nhưng không nắm bắt chút thông tin nào về doanh nghiệp họ muốn gia nhập. Đây là thiếu sót cực kỳ nghiêm trọng! Nó nói lên rằng bạn không thực sự nhiệt tình với công việc, bạn cũng không biết mình đang tìm kiếm gì. Vậy hãy thử nghĩ xem, nhà tuyển dụng có thể dựa vào điều gì mà lựa chọn bạn? Có nhà tuyển dụng nào mong muốn tuyển dụng và dám giao trách nhiệm cho một người lơ là, hời hợt đến thế không?
Một lời khuyên nhằm giúp các bạn sinh viên bổ sung hành trang cho quá trình tìm việc?
Theo tôi, các em sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần định hướng nghề nghiệp tương lai cho bản thân mình. Khi đã có mục đích rõ ràng, các em cần tự khám phá bản thân, để hiểu được đâu là điểm mạnh để mình phát huy và khắc phục những yếu điểm.
Bên cạnh đó, ngoài bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, các em cần tự trau dồi các kỹ năng mềm và ngoại ngữ cho chính mình. Tuy nhiên, thái độ luôn là điểm quan trọng nhất. Khi còn là sinh viên, phải có thái độ cầu tiến, ham học, khiêm tốn với bạn bè, biết tôn trọng người khác từ đó các em sẽ có thái độ tốt hơn khi bước vào đời, tìm một công việc tốt cho chính mình và được người khác tôn trọng.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *