Nghề hoạ sĩ 3D hấp dẫn nhưng thiếu nhân lực

Có thể nói, nghề thiết kế 3D hiện đang nóng bỏng với nhu cầu tuyển dụng rất cao, nhưng vấn đề đào tạo và định hướng nghề nghiệp vẫn chưa được thông suốt và sát với thực tế nhu cầu của công việc. Đây là một thách thức đối với cả người học và những người làm công tác đào tạo tại Việt Nam.

Nếu thử tìm kiếm trên google với cụm từ “nghề 3D”, những kết quả hiện ra trước tiên là “tuyển gấp”, “cần gấp”… Có thể thấy độ nóng và nhu cầu tuyển dụng của các công ty về thiết kế, quảng cáo đang tăng cao như thế nào.

Nghề thiết kế 3D hiện đang nằm trong top 5 ngành “nóng” nhất lĩnh vực CNTT và truyền thông. Thu nhập thuộc vào loại cao so với mặt bằng chung hiện nay, khi mức lương trung bình dao động từ 400 đến 1.000 USD một tháng, với những người lành nghề và có tiếng thì còn cao hơn nhiều. Tuy nhiên, áp lực từ công việc mang lại thì cũng thuộc loại cao và khá vất vả.

“Chúng tôi không ngại trả lương cao, cùng với những khoản thưởng hậu hĩnh, nhưng vấn đề là rất ít hoạ sĩ 3D làm việc được lâu dài, chịu đựng được áp lực công việc một cách chuyên nghiệp trong nghề quảng cáo. Cứ được một thời gian là họ lại xin nghỉ, và chúng tôi lại cuống cuồng tìm người mới”, Tony Trương – quản lý tại một công ty quảng cáo đa quốc gia tại TP.HCM chia sẻ.

Bên cạnh các công ty quảng cáo, các công ty về thiết kế xây dựng và lập trình game cũng đang ở vào tình trạng khan hiếm người làm 3D giỏi và chịu được áp lực công việc. Anh Trung, trưởng phòng kỹ thuật một công ty về thiết kế game cho biết: “Nếu những người giỏi nghề thì họ đã có đủ lông đủ cánh, nên thích làm tự do, nhận dự án và tự làm một cách thoải mái. Còn những người còn trẻ, mới học việc thì chúng tôi cũng không ngại đào tạo lại từ đầu, nhưng chỉ sợ được một thời gian thì lại nhảy việc mất, nên lúc nào cũng lo thiếu người làm vị trí hoạ sĩ 3D”.

Hiện nay, vấn đề đào tạo nhân lực cho ngành này vẫn chưa thực sự bài bản, tất cả mới chỉ dừng lại ở việc dạy nghề, truyền nghề là chính. Nói về điều này, anh Nam Nguyễn, GĐ Trung tâm đồ hoạ Nami CG cho biết: “Nếu xét trên nhu cầu và tình hình thực tế trong lĩnh vực này ở Việt Nam, thì đào tạo được một hoạ sĩ 3D sau khi ra trường có đủ tự tin và kiến thức để làm được những việc đơn giản trong lĩnh vực này đã là thành công rồi. Còn về sau đó, họ giỏi đến đâu và có ‘nội công thâm hậu’ được hay không thì tuỳ thuộc vào khả năng tự học hỏi, mày mò và sáng tạo thêm”. Anh cho biết thêm, đa phần học viên tại Nami CG là các bạn sinh viên khối ngành mỹ thuật công nghiệp, kiến trúc. Các bạn theo học với mục đích là được học hỏi những kinh nghiệm thực tế từ những người đã lành nghề, hiện đang là giảng viên tại trung tâm, vì trong trường ĐH họ hiếm có cơ hội được chia sẻ.

Một kinh nghiệm xương máu khác là, khi mới vào tìm hiểu nghề thiết kế 3D, học viên thường mắc ảo tưởng và bị kiến thức rộng lớn trong lĩnh vực đồ hoạ kéo đi quá xa so với thực tế công việc, để có thể áp dụng được ở Việt Nam. “Hầu hết là chúng tôi phải định hướng lại quan điểm nghề nghiệp, cũng như chia sẻ rất thực tế đối với các học viên ở đây là học xong thì phải làm thợ và lành nghề đã. Nắm kiến thức cơ bản và hiểu các công cụ tốt để có thể làm được việc, còn giỏi hay không thì tuỳ thuộc vào khả năng sáng tạo của mỗi người”.

Có thể nói, nghề thiết kế 3D hiện đang nóng bỏng với nhu cầu tuyển dụng rất cao, nhưng vấn đề đào tạo và định hướng nghề nghiệp vẫn chưa được thông suốt và sát với thực tế nhu cầu của công việc. Đây là một thách thức đối với cả người học và những người làm công tác đào tạo tại Việt Nam.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *